Pages

Newsletter

About Big Vines

Technology

Internet

Đừng kháng cự lại Ơn Hoán cải

Kitô hữu chúng ta hãy xin ơn Chúa giúp đỡ mỗi khi cảm thấy mình kháng cự lại ơn Chúa.

Đây là lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ ban sáng ngày thứ năm 01-12 tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta.

Lời nguyện nhập lễ ngày hôm nay thưa lên rằng, “Xin ơn Chúa chinh phục những chướng ngại gây ra bởi tội lỗi chúng con.” Mỗi người chúng ta đều có những chướng ngại trong tim mình kháng cự lại ơn Chúa.

Có nhiều loại kháng cự.

Những “kháng cự mở” sinh ra từ đức tin tốt lành, như của Saolô khi ông đi bách hại, ông kháng cự lại ơn Chúa, nhưng tin chắc rằng mình đang làm theo ý Chúa, cho đến khi ông được Chúa Giêsu hoán cải.

Kháng cự mở là lành mạnh, bởi chúng mở ra với ơn hoán cải.

Những chướng ngại nguy hiểm nhất là những thứ ẩn mình, bởi chúng trá hình và trà trộn. Mỗi một người chúng ta đều có cách kháng cự riêng, nhưng chúng ta phải nhận ra nó và để Chúa thanh luyện mình. Đó là dạng kháng cự mà Stephanô đã nói về các Luật sĩ, họ ra vẻ tìm kiếm vinh quang Chúa nhưng bên trong thì không. Và họ đã giết Stephanô vì lời nói thẳng của ông.

Tất cả chúng ta đều có những kháng cự ẩn giấu, chúng ta phải tự vấn về bản chất của chúng. Chúng luôn luôn ngăn cản sự hoán cải. Luôn luôn!

Nhưng nếu như thế, chúng ta phải thinh lặng và để cho tiến trình hoán cải lên tiếng.

Hãy nghĩ về tiến trình thay đổi trong một cơ quan hay một gia đình. Có người sẽ nói: “Nhưng có những chướng ngại …. Những dạng chướng ngại do tay ma quỷ nhằm ngăn cản Chúa đến với chúng ta.”

Có ba dạng chướng ngại ẩn mình:

Chướng ngại của những lời trống rỗng, như bài Phúc âm hôm nay đã nhắc đến, “Không phải ai thưa lên với ta, “Lạy Chúa, lạy Chúa,” là được vào Nước Trời đâu,” và còn trong dụ ngôn người cha sai hai người con đi làm vườn nho, người con cả nói “không” nhưng rồi lại đi làm, còn người con thứ nói “vâng” nhưng chẳng đi.

Người ta cứ nói “Có, vâng, dạ,” một cách xã giao, nhưng cuối cùng chỉ là “không, không, không.” Nói nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Chúng ta phải thưa lên “Vâng” thật lòng để gạt đi những lời trống rỗng.

Và còn có kháng cự của những lời biện minh, khi một người cứ luôn luôn biện minh cho mình, luôn luôn có lý do để phản đối. Thói cứ biện minh mãi, không toát ra hương thơm của Thiên Chúa mà là mùi hôi thối của ma quỷ.

Kitô hữu không cầ biện minh cho mình. Lời Chúa biện minh cho người đó rồi. Đây là dạng kháng cự của lời lẽ, cố gắng biện minh cho lập trường của mình khi mình không làm theo Lời Chúa dạy.

Và còn có chướng ngại của những lời cáo buộc, khi chúng ta chăm chăm cáo buộc người khác mà không nhìn lại mình. Trong trường hợp này, chúng ta cũng kháng cự lại sự hoán cải và ơn sủng, như đã thấy rõ nơi dụ ngôn người Pharisiêu và người thu thuế.

Sự kháng cự ơn Chúa, không phải chỉ hiển hiện, mà còn ẩn giấu trong lòng chúng ta mỗi ngày.

Sự kháng cự lại ơn Chúa là một dấu chỉ tốt, bởi nó cho thấy Chúa đang hành động trong lòng chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy bỏ đi những kháng cự để đón nhận ân sủng.

Có Chúa là có thập giá, dù lớn hay nhỏ, và người ta kháng cự lại thập giá, nhưng như thế là kháng cự lại ơn cứu độ của Chúa. Vậy nên, có những chướng ngại mà chúng ta không nên sợ hãi, nhưng hãy nài xin Chúa giúp đỡ và phải biết nhìn nhận bản thân mình là người có tội.”

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét
Recommended Posts × +