Pages

Newsletter

About Big Vines

Technology

Internet

Tầm quan trọng của câu truyện

Elie Wiesel, người lãnh giải Nobel, được ca tụng nhờ câu nói: “Thiên Chúa tạo dựng con người bởi vì Ngài yêu thích những câu truyện.” Ai cũng thích những câu truyện cả. Suốt những năm dạy học, tôi luôn ngạc nhiên khi thấy học sinh có những thái độ khác nhau mỗi khi tôi kể một câu truyện. Tôi có thể nhận ra sự thích thú qua ánh mắt, sự lắng nghe và biểu lộ trên gương mặt cho thấy họ đang vận động tâm trí để cố gắng áp dụng câu truyện của tôi vào một biến cố nào đó trong cuộc sống riêng của họ.

Những câu truyện nhằm những mục đích khác nhau, từ giải trí cho tới học hỏi sâu xa. Chúng vượt qua cả ranh giới văn hóa và thế hệ để soi sáng cho toàn thể nhân loại. Chúng thu hút, thông tin và giáo dục người ta.

Những câu truyện hấp dẫn nhất là những câu truyện giúp cho người nghe nhận ra được một biến cố đã gây ảnh hưởng sâu xa đối với cuộc sống họ. Những câu truyện này, những câu truyện tôi gọi là những câu truyện kể lại kinh nghiệm “ngạc nhiên”, giúp chúng ta có một cái nhìn thoáng về mầu nhiệm sự sống. Chúng đem lại một cảm giác bỡ ngỡ và ngạc nhiên về chỗ đứng của con người trong thế giới cũng như quan hệ giữa họ với Thiên Chúa và các tạo vật khác. Bình thường những câu truyện “ngạc nhiên” tự chúng đã có khả năng phát biểu rồi, vì chúng hướng chúng ta đến những bài học chúng ta sẽ học hỏi và trở nên nền móng cho những kinh nghiệm “ngạc nhiên” khác.

Khám phá

Sơ Mary Chupein đã cho tôi biết về những câu truyện kể lại kinh nghiệm “ngạc nhiên” qua việc làm cố vấn tâm linh. Những hướng dẫn giúp người ta kể lại câu truyện về kinh nghiệm “ngạc nhiên” thật đơn giản:
Hãy suy nghĩ về một kinh nghiệm học hỏi trong đời bạn.
Hãy kể lại kinh nghiệm dưới hình thức một câu truyện.
Để hoàn tất câu truyện, hãy đề nghị một dấu chỉ hay một biểu hiệu nói lên ý nghĩa câu truyện.

Đề tài về những câu truyện “ngạc nhiên” có thể là nỗi thất vọng trong cuộc sống, bạn bè phản bội, sự trung thành của bạn hữu hoặc ý thức sâu xa về chính mình.

Khám phá

Sau đây là một câu truyện “ngạc nhiên” qua kinh nghiệm của tôi. Sau khi đọc câu truyện của tôi, bạn thử viết xuống câu truyện kinh nghiệm “ngạc nhiên” của bạn nhé.

Vào một mùa Chay, tôi được mời giúp một ngày tĩnh tâm cho một nhóm người mù trong tổng giáo phận Miami. Đề tài của ngày tĩnh tâm tập trung vào hai câu truyện người mù trong Tin Mừng Mác-cô (Mác-cô 8:22-26; 10:46-52). Mặc dù tôi cảm thấy không được thoải mái khi nói với người mù về sự mù lòa, tôi cũng bằng lòng tham gia ngày tĩnh tâm ấy.

Gần đến ngày tĩnh tâm, tôi càng lo lắng chuẩn bị hơn cả những cuộc tĩnh tâm trước đây. Lo lắng vì nhiều sợ hãi: sợ phải ở cùng với những người “khác” mình; sợ vì có thể thốt ra những lời vô ý như “anh chị em thấy không?”; và sợ là không thể liên hệ những đoạn Kinh Thánh vào cuộc sống của họ.

Những cái sợ này vẫn đeo đẳng tôi cho đến sáng hôm phải trình bày đề tài. Nhưng sau khi gặp nhóm, những sợ hãi của tôi đã lắng xuống và vào giờ ăn trưa thì tôi cảm thấy hoàn toàn thư giãn. Trong giờ giải lao ban trưa, một người dự tĩnh tâm đã ngồi lại với tôi và bắt đầu kể cho tôi nghe câu truyện mù lòa của anh.

Albert khi sinh ra đã bị bệnh võng mạc đổi mầu và anh biết ngày nào đó sẽ không còn thấy được nữa. Anh sống tại Bahamas với vợ con và vẫn làm việc bình thường, nhưng vào một buổi tối đang bữa ăn anh bị cơn bệnh quật ngã. Lập tức anh bị mù. Anh hoảng hốt kêu khóc vì mất đi thị giác. Đang trong tình trạng tuyệt vọng, Albert vẫn có thể nghe được bản tin tức nói về nạn đói bên Phi-châu. Lẫn trong tiếng nói từ máy truyền hình, Albert nhớ lại những lời anh nói với chính mình qua nước mắt: “Bạn khóc vì bạn không nhìn thấy được thức ăn trên đĩa của bạn. Nhưng có những người trên thế giới đang khóc vì cả đến đồ ăn họ cũng không có!”

Khi Albert vừa nói xong những lời này, tôi lập tức tự nhủ: “A! Ai là người mù ở đây? Albert hay tôi?”

Câu truyện của Albert nói cho tôi biết về sự mù lòa của tôi: mù lòa khi tôi không ý thức là mình may mắn còn đủ giác quan, mù lòa vì sợ phải ở với những người “khác” với mình, mù lòa vì không tin tưởng vào Chúa, mù lòa vì không tin rằng tôi có thể học được bài học từ nơi một nhóm người tàn tật.

Trở về nhà sau cuộc tĩnh tâm ấy, tôi ghé vào một siêu thị và mua ít hoa làm biểu tượng cho câu truyện của Albert. Giờ đây, mỗi khi ở siêu thị và nhìn thấy một bó hoa, tôi cũng tự nhủ về những gì mình đã học được trong ngày tĩnh tâm ấy.

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống câu truyện về kinh nghiệm “ngạc nhiên” của bạn. Viết xong, bạn thử tóm tắt lại kinh nghiệm của bạn bằng một dấu hiệu hoặc biểu tượng nói lên bài học từ kinh nghiệm “ngạc nhiên” ấy.

Khám phá

Chúng ta đã khám phá ra kinh nghiệm “ngạc nhiên” biểu lộ điều gì đó về chính chúng ta và thế giới quanh chúng ta. Đúng vậy, Lu-ca trình bày những câu truyện “ngạc nhiên”, nhờ đó chúng ta có thể học biết về chính chúng ta và mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Lu-ca muốn chúng ta hãy nhìn xem sự lạ lùng và kỳ diệu của Thiên Chúa qua những đoạn thuật Tin Mừng về Đức Giê-su. Nhờ hiểu được mối quan hệ giữa Đức Giê-su với Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm nghiệm được mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa qua Đức Giê-su. Lắng nghe và tin vào những câu truyện Lu-ca kể về Đức Giê-su, chúng ta sẽ khám phá ra phương thức biến đổi cuộc sống chúng ta trong Chúa.

Vậy những câu truyện Tin Mừng về “ngạc nhiên” sẽ trở thành những câu truyện đức tin. Thực ra, tư tưởng này có thể là nền móng để chúng ta hiểu Kinh Thánh thực sự là gì. Kinh Thánh là một cuốn sách đức tin, được viết do những người có đức tin cho một cộng đồng đức tin. Đức tin này chính là cảm nghiệm về Thiên Chúa.

Khám phá

Bây giờ là lúc chúng ta nghe câu truyện “ngạc nhiên” về Đức Giê-su do Lu-ca kể. Bài tập đầu tiên bạn phải làm là hãy đọc Tin Mừng Lu-ca luôn một mạch. Nếu thời giờ không cho phép, bạn hãy đọc Lu-ca theo cách phân chia dưới đây. Điều quan trọng ở đây là bạn hãy đọc mà nghe câu truyện. Thật là khùng nếu chúng ta không nghe kể câu truyện mà cứ cho là mình biết câu truyện rồi. Cũng thế, thật là khùng nếu chúng ta cứ đòi hành trình đi với Lu-ca mà trước hết không đọc tài liệu quan hệ trên hết của ngài, tức là sách Tin Mừng.

Một số kỹ thuật có thể giúp bạn lắng nghe câu truyện. Những kỹ thuật này bắt bạn phải chậm rãi và huấn luyện đôi tai để nghe được câu truyện:

Bạn dành cho mình một nơi yên tịnh và thời giờ đủ để làm xong bài tập này.
Đang khi đọc Tin Mừng, bạn hãy mấp máy môi hoặc đọc lớn tiếng đủ cho mình nghe thấy.
Nếu là nhóm nhỏ, nên chọn một người đọc trong khi các người khác lắng nghe, tốt hơn nên theo người đọc chứ đừng chú ý vào sách thánh mình đang có trong tay.

Bạn hãy đọc tất cả Tin Mừng Lu-ca một mạch, hoặc theo cách phân chia như sau:

- Lu-ca 1:1 – 2:52

- Lu-ca 3:1 – 9:50

- Lu-ca 9:51 – 19:27

- Lu-ca 19:28 – 24:53

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống những ý tưởng chính và những kinh nghiệm “ngạc nhiên” bạn thấy được đang khi lắng nghe Tin Mừng Lu-ca. Bạn nhớ là có nhiều câu trả lời khác biệt nhau. Hãy kể ra từ ba đến mười điểm.

1)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

2)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

3)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

4)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

5)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

6)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

7)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

8)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

9)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

10)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................


Những điều khám phá

Sau đây là liệt kê những kinh nghiệm “ngạc nhiên” tôi đã gặp thấy khi đọc Tin Mừng Lu-ca. Bạn thử so sánh liệt kê của bạn với liệt kê của tôi. Một số tư tưởng này sẽ là nền tảng cho những Hành trình tiếp theo:

Tin Mừng được viết cho Thê-ô-phi-lô.
Đức Ma-ri-a đóng vai trò quan trọng trong câu truyện Đức Giê-su giáng sinh.
Khi lên mười hai tuổi, Đức Giê-su nói tới việc Ngài bận rộn với công việc của Cha Ngài.
Thánh Thần thường được nói đến, nhất là khi liên hệ với cầu nguyện và hành động.
Có một cuộc chiến giữa Đức Giê-su và ma quỷ.
Các kinh sư và Pha-ri-sêu luôn chất vấn Đức Giê-su.
Có sự quân bình giữa những câu truyện về đàn ông với những câu truyện về phụ nữ.
Các môn đệ được sai đi từng hai người một.
Nhiều lần chỉ có người Sa-ma-ri là hiểu được sứ mệnh và lời giảng của Đức Giê-su.
Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ sau Phục sinh và cho tới lúc Ngài lên trời.

Ôn lại

Trong Hành trình 1, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

những câu truyện, đặc biệt là những câu truyện “ngạc nhiên”, phát biểu điều nào đó về chúng ta và về chỗ đứng của chúng ta với các tạo vật;
Kinh Thánh là một sưu tập những câu truyện đức tin – được viết do những người có đức tin cho một cộng đồng đức tin;
quan trọng là bạn hãy đọc lớn tiếng Tin Mừng Lu-ca để lắng nghe được câu truyện;
quan trọng là bạn hãy liệt kê xuống những tư tưởng chính sau khi đọc Tin Mừng Lu-ca.

Sách đọc thêm

Hall, T. William, Richard Pilgrim and Ronald Cavanagh. Religion: An Introduction.
San Francisco, Calif.: Harper and Row Publishers, 1985.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét
Recommended Posts × +